Hình ảnh nam thanh niên với cánh tay cụt cất tiếng rao bán “Vòng hoa đội đầu đây chị ơi. Mua vòng hoa đi cháu…” trên phố đi bộ Hồ Gươm thu hút sự chú ý của nhiều người qua đường.
Tiếng rao đó là của Dương Hữu Phúc sinh năm 1995, quê ở Lạng Sơn, là cựu sinh viên khoa Kiến trúc, Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội.
Kể về lí do ᴍấᴛ cả 2 tay, Phúc nghẹn ngào nhớ lại: Đó là ngày mà Phúc không thể nào quên. Ngày 21/5/2014, Phúc đang làm tại một xưởng cơ khí để có thêm tiền phụ cho gia đình, bỗng nhiên bình oxy phát nổ. Khi tỉnh dậy, Phúc thấy bông băng quấn kín người. Lúc nhìn xuống tay, thấy không còn nữa Phúc đã rất hoảng sợ.


Đôi bàn tay bị thương quá nặng, phải cắt đến gần khuỷu tay. Đau đớn về thể xác là thế nhưng đau đớn về tinh thần còn nhân lên gấp bội, vì chỉ còn 12 ngày nữa là Phúc bước vào kì thi đại học. Mất đi đôi tay là ᴍấᴛ đi mọi thứ, ước mơ trở thành kiến trúc sư vì thế mà dang dở.
28 đêm không ngủ sau biến cố ấy, Phúc chỉ dồn sức lực gọi “Mẹ ơi, con đau!”. Còn chị Phương cũng thất thần, một mình tất tả chạy đôn chạy đáo mua thuốc, mua cháo… rồi lo tiền điều trị cho con bởi chồng chị đã bỏ 3 mẹ con từ sớm.
Phúc chia sẻ rằng thời gian đầu Phúc rất đau đớn, tuyệt vọng nhưng khi thấy mẹ khóc, Phúc tự nhủ: “Còn sống là còn tương lai. Nếu không thử thì làm sao biết được mình có thể làm những gì? Mình cũng không thể phụ thuộc vào mẹ mãi”. Từ đó, chàng trai bắt đầu thử làm mọi thứ với hai cánh tay cụt của mình.
Biến cố tai ɴạɴ xảy ra trước khi thi Đại học 12 ngày nên Phúc bị lỡ ᴍấᴛ ước mơ thi và theo học trường cơ khí năm đó. Nhưng chỉ sau tiếng nổ ám ảnh ấy, Phúc hoàn toàn không dám nghĩ đến ước mơ làm cơ khí nữa bởi đó là điều không thể khi đã bị ᴍấᴛ 2 tay.


Mong muốn có được một công việc ổn định để nuôi mẹ, Phúc được định hướng và có hứng thú với công việc thiết kế nội thất. Không chần chừ, em nghĩ đến chuyện đi học lại lớp 12 để thi đại học ngành Kiến trúc.
“Con muốn đi học lại và thi đại học mẹ ạ
Con đi học được thì mẹ sẽ đi theo con.”
Năm 2016, Phúc đỗ vào Đại học Kinh doanh Công nghệ khoa Kiến Trúc. Vậy là cuộc hành trình mới của hai mẹ con bắt đầu. Với chị Phượng, chỉ cần con đam mê và yêu thích chị sẽ mãi đồng hành với con của mình.
Dù không có đôi tay nhưng thành tích học tập và mức độ hoàn thành đồ án của Phúc vẫn gây ấn tượng với mọi người. “Mới ngày đầu đến lớp, các bạn và thầy cô đều hướng sự chú ý đến em. Mỗi giờ ra chơi, các bạn lại đến hỏi thăm và tò mò xem em viết, vẽ như thế nào. Em cảm thấy khá vui vì được các bạn quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình”, Phúc hào hứng kể.

Câu chuyện không dừng lại việc theo đuổi đam mê Đại học, mà Phúc biết xuống Hà Nội còn tạo thêm cơ hội cho cậu ᴋɪếᴍ tiền để chữa bệnh cho mẹ.
Phúc xin đi bán hàng rong trên phố từ năm 2018 qua một người quen để ᴋɪếᴍ thêm thu nhập phụ mẹ. Trước đó, Phúc xin đi làm thêm ở nhiều nơi nhưng đều bị từ chối. “Mẹ mình mắc nhiều bệnh, nếu không đi làm, một mình mẹ không thể gồng gánh tiền sinh hoạt và tiền thuốc hàng tháng. Vì vậy, mình quyết tâm, bằng mọi cách phải đi xin việc bằng được”, Phúc kể.
Ban đầu, em chỉ được giao nhiệm vụ nhẹ nhàng như mời khách vào mua hàng, lấy hàng cho khách khi xem đồ… Dần dần, thấy Phúc có duyên bán hàng nên được ông chủ giao cho đi bán vòng nguyệt quế. Trông em hai tay xâu đầy vòng, dáng vẻ nhanh nhẹn, miệng cười tươi nói: “Mua vòng nguyệt quế ủng hộ em đi anh chị ơi…!”
Sau một thời gian làm thuê, Phúc nảy ra ý định tự nhập hàng về làm và bán. Em bắt đầu tìm hiểu và nhờ những người có kinh nghiệm đặt hàng chỉ giúp. Đa số Phúc nhập đồ chơi trẻ em và phụ kiện làm vòng hoa nguyệt quế về tự làm rồi bán. Đều đặn vào 3 buổi tối cuối tuần, em và mẹ sẽ mang hàng lên phố đi bộ Hoàn Kiếm để mưu sinh.
Có hôm, Phúc mướt mải mồ hôi vì đông khách. Em nói: “Vì mẹ bị bệnh nên chỉ được ngồi một chỗ ở điểm bán, còn em sẽ thay mẹ đi bán ở các đoạn đường đông hay mời khách mua hàng. Mỗi buổi đi bán, em cũng thu lời được khoảng 200 nghìn đủ để trang trải sinh hoạt”.
Tốt nghiệp đại học năm 2020, Phúc được nhận vào công ty thiết kế nội thất làm việc. Ban đầu, bạn bè và đồng nghiệp đều ngỡ ngàng và không biết Phúc sẽ duy trì công việc ra sao với “khuyết”. Nhưng, chỉ trong ngày đầu đến thử việc, Phúc đã “biểu diễn” cho mọi người xem bằng tài sử dụng máy tính hay vẽ tay mô phỏng mẫu thiết kế một cách thành thạo.
Đi làm thử việc không lương 4 tháng, Phúc được nhận làm việc chính thức. Chàng trai 9x bắt đầu duy trì công việc ổn định với mức lương cơ bản (7 triệu đồng/tháng) và vẫn bán hàng rong phụ mẹ vào cuối tuần.
Không chỉ có niềm đam mê với kiến trúc, Phúc cũng dành sự quan tâm đặc biệt với nʜɪếᴘ ảnh. Ngày trước, Phúc cứ nghĩ rằng cụt tay thì không thể chụp ảnh do không điều khiển được các nút bấm trên máy. Sau thời gian đi làm tích góp được tiền, Phúc mua tặng bản thân một chiếc máy ảnh vừa phục vụ công việc vừa khám phá thêm cái đẹp ngoài cuộc sống.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, Phúc nói: “Mơ ước của mình bây giờ là có công việc ổn định hơn, phát triển nhiều hơn trong tương lai và mong rằng công việc kinh doanh hiện tại thuận lợi để mình trang trải trong cuộc sống. Xa hơn, mình cũng mong muốn xây được một ngôi nhà hai tầng và phụng dưỡng mẹ khi về già”.
Câu chuyện về nghị lực sống của chàng trai thiết kế đồ ʜọᴀ cụt 2 tay Dương Hữu Phúc sẽ không chỉ lấy đi nước mắt của khán giả mà còn mang nhiều thông điệp truyền cảm hứng cho các bạn trẻ.